Người khuyết tật là những người kém may mắn vì họ không có khả năng vận động tốt. Việc sử dụng nhà vệ sinh là một trở ngại cực kỳ khó khăn đối với họ. Vậy nên, những nhà vệ sinh cho người khuyết tật đã ra đời. Dưới đây là những tiêu chuẩn khi thiết kế nhà vệ sinh đặc biệt này.
- 18+ Thiết kế phòng ngủ 16m2 có toilet vừa tiện nghi lại hợp phong thủy
- 5 Xu hướng thiết kế phòng tắm trong tương lai
Tiêu chuẩn mặt sàn
Nhà vệ sinh cho người khuyết tật đảm bảo được sự an toàn cao nhất khi sử dụng. Vì vậy, phần sàn nhà cần phải có các giải pháp chống trơn tối ưu. Sử dụng gạch lát nền chống trơn với bề mặt nhám là giải pháp tốt nhất.
Các giải pháp như lắp đặt tấm thảm chống trơn là không khả thi. Những tấm thảm đặt trên sàn sẽ làm cản trở việc di chuyển của những người khuyết tật. Nếu muốn tăng cường khả năng chống trơn trượt cho sàn gạch thì có thể sử dụng các giải pháp như dùng dung dịch chống trơn trượt.
Cũng cần lưu ý, khi làm sàn phòng tắm cần tạo độ dốc để nước thoát nhanh hơn. Việc nước nhanh thoát sẽ giúp cho sàn gạch khô ráo hạn chế tối đa sàn bị trơn.
Tiêu chuẩn cửa ra vào
Người khuyết tật đi lại khó khăn, họ sẽ sử dụng nạng hoặc xe lăn. Nên cửa ra vào nhà vệ sinh cần phải có độ rộng phù hợp để xe lăn có thể ra và một cách dễ dàng. Nếu như nền nhà vệ sinh cao hơn thì cần phải tạo độ dốc vừa phải theo tiêu chuẩn.
Lắp đặt loại cửa nào cũng là vấn đề cần bàn tới khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Loại cửa xếp hoặc cửa kéo lùa là phù hợp nhất. Cửa mở vào bên trong hay bên ngoài sẽ không phù hợp. Những người gặp khó khăn trong di chuyển rất khó khăn trong việc đóng mở cửa thông thường này.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh
Mục tiêu khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật là giúp họ có thể tự sử dụng. Vì vậy, các thiết bị vệ sinh cần phải sử dụng dễ dàng, thuận tiện và an toàn. Theo đó, tiêu chuẩn về kích thước chiều cao của các đồ nội thất và khoảng cách giữa chúng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
– Tiêu chuẩn lắp đặt bồn cầu trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Để người khuyết tật có thể sử dụng bồn cầu một cách dễ dàng chiều cao của bệ ngồi bồn cầu là 450 mm. Bề mặt ghế ngồi không trơn và êm ái.
Lô giấy lắp đặt bồn cầu cần có khoảng cách tối đa tính từ mép của bệ xí là 230mm, chiều cao tính từ mặt đất lên là 1200mm. Khoảng cách này được tính toán cho người sử dụng có thể lấy một cách dễ nhất.
Khu vực bồn cầu cũng cần phải có tay vịn để người vận động thuận tiện hơn khi đứng lên ngồi xuống. Tay vịn được lắp xung quanh bệt cầu với chiều dài tối thiểu là 1000 mm, chiều cao tối thiểu là 900mm.
– Tiêu chuẩn khu vực chậu rửa trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật
Người khuyết tật sẽ không có thể đứng và cúi để sử dụng chậu rửa như những người bình thường. Vì vậy khi bố trí chậu rửa cần phải chú ý về chiều cao của chậu rửa. Chiều cao của chậu rửa 70cm và không vượt quá 85cm.
Đặc biệt là khu vực dưới chậu rửa phải để khoảng trống để người ngồi xe lăn dễ dàng sử dụng. Có những chậu rửa có độ dốc được thiết kế dành riêng cho người khuyết tật. Tốt nhất là nên lắp đặt loại chậu rửa này để người hạn chế về khả năng vận động có thể sử dụng dễ dàng.
Ở khu vực chậu rửa sẽ có gương và kệ giá để đồ. Gương soi trong phòng tắm dành cho người khuyết tật sẽ nên được lắp ở vị trí 1,05 mét (tính trên phần gần sàn nhất).
>>Mua chậu rửa tại: https://thietbivesinhviglacera.net/san-pham/chau-rua-viglacera.html
– Tiêu chuẩn khu vực vòi sen tắm dành cho người khuyết tật
Tắm rửa là nhu cầu hàng ngày và rất tế nhị nên những người khuyết tật rất muốn có thể tự làm. Vì vậy, thiết kế khu vực này một cách hợp lý và khoa học phù hợp với thể trạng của người khuyết tật. Sen tắm lắp đặt vừa tầm với chiều cao khoảng khoảng từ 1 đến 1,1 mét tính từ sàn nhà.
Có ghế ngồi êm ái không thấm nước để người khuyết tật ngồi. Chiều cao lắp đặt ghế tắm là khoảng từ 45-50cm tính từ sàn nhà. Rộng khoảng 60cm và dài khoảng 75cm. Ghế ngồi tắm cũng được lắp kèm tay vịn để người tắm có thể đứng lên dễ dàng.
Các phụ kiện xung quanh như móc treo quần áo, giá đựng xà phòng, dầu gội sẽ cách mặt đất ít nhất khoảng 90cm và tối đa là 130cm.
Trên đây là những tiêu chuẩn của nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Tùy vào từng điều kiện của từng nhà mà thiết kế sẽ linh hoạt cho phù hợp với người khuyết tật. Có rất nhiều hãng đã chú trọng sản xuất các sản phẩm dành riêng phục vụ người khuyết tật, mọi người có thể tìm hiểu và chọn mua.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Showroom Hải Linh Long Biên: 72 Chu Huy Mân, Long Biên, Hà Nội.
Showroom Hải Linh Hà Đông: Ô số 5&6 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội.
Showroom Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828